Tiểu sử Budd Hopkins

Elliot Budd Hopkins sinh năm 1931. Ông lớn lên ở Wheeling, West Virginia.[3][4] Ông sống chung với cha mẹ mình, Elliot B. Hopkins và Eleanor A. Hopkins, anh trai, Stuart, và chị gái, Eleanor.[5] Năm lên hai tuổi, Hopkins mắc bệnh bại liệt.[3] Trong quá trình phục hồi lâu dài, Hopkins phát triển niềm yêu thích cầm bút vẽ vời[2][3] và màu nước,[6] cuối cùng đưa ông đến Đại học Oberlin, Oberlin, Ohio, nơi ông tốt nghiệp cử nhân lịch sử nghệ thuật vào năm 1953.[3] Chính tại đây, Hopkins đã tiếp xúc với nghệ thuật với "chữ A viết hoa",[7] và tham dự buổi nghe giảng của Robert Motherwell lần đầu tiên giới thiệu cho ông về "cách tiếp cận tự động, theo cử chỉ mà Motherwell tán thành."[7]

Từ Oberlin, Hopkins chuyển đến Thành phố New York, nơi ông gặp Franz Kline, Mark Rothko, Robert Motherwell, Willem de Kooning và các họa sĩ theo phái biểu hiện trừu tượng khác.[2][3][7] Trong một thời gian, Hopkins theo học lịch sử nghệ thuật tại Đại học Columbia và làm công việc bán vé tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại.[7][8] Thử nghiệm của ông với các kỹ thuật cắt dán và phong cách như một người theo trường phái biểu hiện trừu tượng,[9] đã khiến ông được cả nước ca ngợi.[4] Buổi biểu diễn cá nhân đầu tiên của Hopkins được tổ chức tại thành phố New York vào năm 1956, cùng năm ông gặp và kết hôn với người vợ đầu tiên sau mười ba năm, Joan Rich.[7]

Năm 1976, Hopkins được nhận Học bổng Guggenheim về hội họa.[10] Ông cũng nhận được một khoản tiền khen thưởng từ Quỹ Tài trợ Quốc gia về Nghệ thuật. Các bài viết của ông về nghệ thuật lần lượt xuất hiện trên các tạp chí và tập san, và ông từng giảng dạy tại nhiều trường nghệ thuật, bao gồm cả Trung tâm Nghệ thuật Truro tại Castle Hill. Năm 1993, ông được bầu vào Viện Hàn lâm Thiết kế Quốc gia với tư cách là thành viên Cộng sự và trở thành một Viện sĩ toàn phần năm 1994.

Sau khi xuất bản cuốn sách Missing Time vào năm 1981,[4] nghiên cứu về UFO của ông bắt đầu được ưu tiên hơn so với sự nghiệp nghệ thuật.[2][3] Là một nhà nhân văn tự xưng, Hopkins coi công việc của mình với các nạn nhân bị người ngoài hành tinh bắt cóc là một cách để thu hút sự chú ý đến một bộ phận khác của xã hội. Cuốn sách tiếp theo của ông có nhan đề Intruders: The Incredible Visitations at Copley Woods, xuất bản năm 1987,[11] đã giúp đưa Hopkins trở thành một nhà lãnh đạo nổi bật trong phong trào UFO.[12]

By 1973, Hopkins Đến năm 1973, Hopkins kết hôn với nhà phê bình nghệ thuật[13] April Kingsley,[7] cả hai có với nhau một cô con gái, Grace Hopkins[3] Cuộc hôn nhân của họ kết thúc bằng ly hôn năm 1991.[7] Năm 1989, Hopkins tổ chức quỹ Intruders Foundation ở Manhattan[3] nhằm hỗ trợ cho các nạn nhân bị người ngoài hành tinh bắt cóc, tiến hành nghiên cứu và điều tra, đồng thời thúc đẩy nhận thức của công chúng về hiện tượng này.[12] Bộ phim truyền hình năm 1992 Intruders có các nhân vật hư cấu dựa trên các tác phẩm của Hopkins và nhà tâm thần học John E. Mack,[14] và giống như cuốn sách cùng tên của Hopkins, miêu tả các cảnh bắt cóc.[3]

Budd Hopkins với vợ cũ và đồng tác giả, Carol Rainey, 1996.

In 1994, Hopkins Năm 1994, Hopkins gặp nhà văn, nhà làm phim Carol Rainey, về sau trở thành người vợ thứ ba của ông vào năm 1996.[3][7] Họ chia sẻ niềm đam mê lẫn nhau về những câu chuyện bắt cóc người ngoài hành tinh và theo Rainey, có khả năng rằng con người trên Trái Đất có thể đã được "gieo mầm ở đây bởi những sinh vật cao cấp hoặc một Thực thể Lớn từ 'ngoài kia'." Hai người đồng viết một cuốn sách mang tên Sight Unseen, Science, UFO Invisibility and Transgenic Beings, xuất bản năm 2003. Họ đã kết hôn được 10 năm.

Cũng trong năm 1996, cuốn sách Witnessed: The True Story of the Brooklyn Bridge UFO Abductions của Hopkins được xuất bản. Cuốn sách miêu tả một vụ bắt cóc được cho là xảy ra vào cuối năm 1989 gần Cầu Brooklyn Bridge ở Thành phố New York.[15]

Vào ngày 21 tháng 8 năm 2011, Hopkins qua đời do biến chứng của bệnh ung thư.[3] Vào thời điểm qua đời, ông đang có mối quan hệ với nhà báo Leslie Kean.[3][7][16]